1. UPS là gì ?
Bộ lưu điện - UPS (Uninteruptible Power Supply) là thiết bị cung cấp nguồn điện tạm thời, tin cậy và ổn định, chống lại các sự cố về nguồn như mất điện, sụt áp, quá áp, giảm áp, nhiễu, trượt tần, ….. cho các thiết bị sử dụng điện nói chung. Bộ lưu điện có tác dụng cung cấp nguồn điện, duy trì sự hoạt động của thiết bị trong thời gian tiếp tục các công việc đang thực hiện, hoàn tất các quy trình tắt máy, hoặc chuẩn bị cho chuyển sang nguồn điện dự phòng khác, giúp công việc không bị gián đoạn hay máy móc không bị dừng đột ngột, dễ gây các hỏng hóc về phần cứng, phần mềm... UPS ngoài chức năng lưu điện còn có chức năng ổn áp, ổn tần, chống xung, lọc nhiễu,....(tùy loại UPS) nhằm bảo đảm nguồn điện cung cấp cho thiết bị tải cắm sau UPS không bị ngắt quãng.
Về cơ bản UPS 2 mảng: main mạch và ắcquy, khi mất điện thì UPS sẽ lấy điện từ ắcquy để nuôi cho tải vì thế thời gian lưu điện là có giới hạn (từ vài phút cho đến vài chục giờ). Thời gian lưu điện có thể kéo dài nhờ sử dụng thêm ăcquy ngoài.
Trang bị bộ lưu điện cho thiết bị y tế là vấn đề cấp bách và đặc biệt quan trọng, nó có liên quan trực tiếp đến tính mạng cong người, được đưa vào danh sách thiết bị loại 1.
2. Có những loại UPS nào ?
Hiện nay trên thị trường người ta phân UPS ra thành các dòng:
Dòng Offline: đáp ứng yêu cầu cơ bản, tối thiểu về điện, thường có công suất (CS) nhỏ, có thời gian chuyển mạch giữa các chế độ là từ 2-10ms, sóng điện ra ở chế độ backup là sóng bước (step wave). Thường chưa có chức năng AVR (VD điện lưới đầu vào là 180V thì cũng cho điện ra 180V); chưa có cổng kết nối với máy tính (dùng phần mềm để quản lý,...). Và thừong dùng cho máy tính cá nhân (PC). Hiện nay mức CS min là 500VA, max khoảng 3000VA. Hệ số CS thường là 0,6. VD: 1000VAx0,6 = 600w. Vì thế giá rẻ hơn,...
Dòng Online: Là dòng cao cấp: Thường có CS từ 1KVA trở lên. Không có thời gian chuyển mạch (=0) giữa các chế độ, sóng ra luôn luôn là hình Sine (sine wave) chuẩn (kể cả chế độ backup) và mức điện áp là 220V. Thường có kết nối máy tính, có chống sét lan truyền, thường dùng cho thiết bị cao cấp hơn như Server, máy xét nghiệm, siêu âm, ATM, hệ thống điều khiển,... Nếu cần thời gian lưu điện dài thì có thể dùng loại ắcquy ngoài (dòng Offline không có khả năng này). Hệ số CS thường là 0.7, có cổng kết nối máy tính, quản lý bằng phần mềm.... Và giá cũng đắt hơn.
Dòng Line-Interactive: trung gian giữa 2 loại trên, có chức năng ổn áp (AVR) và kết nối máy tính,....
Nhìn chung có rất nhiều hãng UPS trên thị trường Việt Nam hiện nay. Nhưng phổ biến nhất có lẽ là của hãng SANTAK (hầu hết các công ty máy tính đều bán). Hãng này có hệ thống bảo hành-dịch vụ khách hàng tốt nhất, giá cả cũng vừa phải. Ngoài ra còn có các hãng khác như APC, Upselect, Champion, Ares,....
Các thiết bị y tế là các thiết bị quan trọng loại một, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân, chính vì vậy, chúng ta nên dùng bộ lưu điện online để luôn luôn đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác và ổn định nhất.
3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện
UPS sử dụng ắc quy để tích điện. Nguyên lý hoạt động của UPS là chuyển điện từ ắc quy sang thành nguồn điện cung cấp cho tải khi nguồn điện cung cấp ngõ vào cho UPS bị mất.
Bên trong UPS có 1 hoặc nhiều ắc quy dùng để tích năng lượng điện. Sử dụng một bo mạch có chức năng biến đổi điện một chiều ắc quy thành điện xoay chiều, và dòng điện xoay chiều này dao động tần số và điện áp phù hợp với yêu cầu sử dụng – tức là 220Vac 50Hz/60Hz.
4. Vì sao cần trang bị bộ lưu điện cho các thiết bị y tế?
Như chúng ta đã biết, y tế là một ngành đặc thù, luôn được nhà nước và xã hội ưu tiên, được sử dụng điện lưới riêng, nhiều nơi có cả điện dự phòng. Tuy nhiên không vì thế mà các đơn vị quản lý bện viện có thể lơ là trong công tác dự phòng điện. Bởi lẽ điện có những lúc xảy ra sự cố, không chỉ từ bên ngoài bệnh viện mà đôi khi ngay bản thân bệnh viện.
Trong bệnh viện sử dụng rất nhiều các trang thiết bị y tế, có những loại can thiệp trực tiếp vào bệnh nhân, cần yêu cầu hoạt động liên tục trong thời gian dài hoặc không được gián đoạn (như : monitor, máy thở, máy gây mê kèm thở, đèn mổ, phẫu thuật nội soi, bơm tiêm điện, máy truyền dịch...). Bên cạnh đó, rất nhiều thiết bị y tế có giá trị cao cần được bảo quản và hoạt động đúng cách, đòi hỏi thao tác tắt máy đúng quy trình để bảo vệ phần cứng, phần mềm cũng như an toàn cho bệnh nhân (như máy siêu âm, X quang, MRI, CT...).
Trong một số trường hợp, chỉ cần mất điện vài phút là tính mạng của nhiều bệnh nhân có thể sẽ bị đe dọa. Chưa kể đến việc mất điện đột ngột có thể làm hỏng các thiết bị đắt tiền ( hầu hết các thiết bị y tế đều được nhập khẩu với giá thành rất cao). Chính vì để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân cũng như bảo vệ các thiết bị y tế đắt tiền, chúng ta cần trang bị thiết bị nguồn dự phòng cho chúng ( máy phát điện, bộ lưu điện).
Trong lĩnh vực Y tế, việc đảm bảo nguồn điện liên tục và ổn định là một điều hết sức quan trong. Trong hệ thống bệnh viện có rất nhiều các loại thiết bị đa dạng, mỗi loại đảm nhiệm những tính năng khác nhau, khi sự cố mất điện đột ngột hoặc có sự thay đổi về nguồn điện, chúng sẽ dẫn đến các sai lệch kết quả đo lường của các máy móc thiết bị y tế, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, hơn nữa việc mất ổn định về nguồn điện sẽ dẫn đến tình trạng thiết y tế sẽ gặp lỗi về phần cứng, phần mềm gây thiệt hại lớn trong việc sửa chữa, khắc phục.
Viết bình luận