Trong y học hiện đại, các ứng dụng của khí y tế trong lĩnh vực điều trị bệnh nhân, phẫu thuật, cấp cứu và chẩn đoán luôn luôn đóng một vai trò quan trọng. Nó có ý nghĩa quyết định cho kết quả điều trị an toàn, phòng chống cháy nổ và tránh gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân. Vì vậy, vấn đề cung cấp khí y tế cho các khu vực điều trị luôn là nhu cầu hàng đầu của các bệnh viện và là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hiện đại của các bệnh viện. Hệ thống khí y tế này được thiết kế theo mô hình trung tâm. Các loại khí được đặt tại nhà nguồn đảm bảo an toàn trách cháy nổ, tránh ồn cho bác sỹ, bệnh nhân. Sau đó khí được dẫn vào khu vực điều trị bằng hệ thống các ống inox y tế. Tại vị trí điều trị có các ổ cấp khí, khi cần khí nhân viên y tế chỉ cần cắm đầu dây cấp vào là có khí ngay.Khí y tế trung tâm như trái tim bệnh viện
Ngày nay với sự tiến bộ của ngành y khoa trong công tác điều trị, bên cạnh đó việc trang bị các thiết bị hiện đại là rất cần thiết, trong đó HỆ THỐNG KHÍ Y TẾ là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định cho kết quả điều trị an toàn, phòng chống cháy nổ và tránh gây nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.
Các loại khí y tế sử dụng trong bệnh viện:
Khí Oxy trung tâm (dùng cho bệnh nhân thở)
Nguồn Oxy lỏng hóa hơi
Trung tâm Oxy chai dự phòng
Khí nén y tế 4 bar (dùng để chạy máy móc, thiết bị)
Khí nén phòng mổ 7 bar
Khí mê N2O trung tâm (dùng trong gây mê)
Khí hút chân không y tế trung tâm (dùng để hút dịch)
Hệ thống khí thải phòng mổ.
Về mặt đầu tư, xây dựng, hệ thống khí y tế được coi là một hệ thống thiết bị công trình và được trang bị lắp đặt khi đang xây dựng tòa nhà trong Bệnh Viện. Việc xây dựng nó cần được tiến hành kết hợp với việc quy hoạch các hệ thống công trình khác trong tòa nhà. Về mặt y tế, hệ thống được coi là thiết bị hỗ trợ điều trị, nên nó cần tương thích với các thiết bị hỗ trợ điều trị Y tế khác như máy gây mê, máy thở… và cần dược đặt ở những vị trí thuận lợi để điều trị bệnh nhân.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các bệnh viện trong nước có mức đầu tư hạn chế nên trong thiết kế, chỉ có phần hệ thống oxy y tế là hoàn chỉnh, còn hệ thống khí nén và hút chỉ giới hạn trong phần đường ống và ổ chờ ở trên tường.
Hệ thống khí y tế trung tâm này có các ưu điểm:
Thời gian triển khai lấy khí cấp cứu bệnh nhân nhanh.
Dễ dàng cho sử dụng (không cần cà lê, dụng cụ tháo lắp)
Các ống dẫn inox không bị oxy hóa như ống đồng.
Cấp khí liên tục vì nguồn khí trung tâm lớn, có nguồn chính nguồn dự phòng.
Tiết kiệm không gian phòng và đảm bảo an toàn vệ sinh y tế.
Với đặc thù nói trên, hệ thống khí y tế cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Cung cấp đầy đủ và liên tục khí y tế với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn được tham khảo: EN, DIN, BSI, FDA. Hệ thống còn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn Việt nam hiện hành.
Hệ thống nguồn cấp đảm bảo thừa tải, có khả năng nâng cấp và có hệ thống dự phòng.
Mô hình vận hành là trung tâm cung cấp khí y tế - hệ thống truyền dẫn, kiểm soát, báo động – hệ thống đầu cuối.
Toàn bộ hệ thống phải đảm bảo tính đồng bộ và tương thích.
Bố trí đầu ra của khí y tế cho các khu vực phải hợp lý, thuận tiện cho điều trị và và đảm bảo mỹ quan.
Là hệ thống hoạt động độc lập trong bện viện chỉ sử dụng cho các mục địch y tế.
Các thiết bị nên được lựa chọn trong số các nhà sản xuất nổi tiếng thế giới tại Châu Âu, Mỹ… đã được kiểm định, thử thách phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Xem thêm : Các chuẩn đầu ra trong hệ thống khí y tế trung tâm
Viết bình luận