Tác dụng cơ học:
Làm giãn cơ tích cực: trong căn bệnh đau nhức cột sống, sự tác động vào rễ thần kinh và đau làm cơ phản xạ co cứng , sự co cứng có tác động trở lại làm cho cơn đau càng trầm trọng hơn. Kéo giãn cột sống đầu tiên lực kéo sẽ tác động lên cơ gây giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt cơn đau. Tuy vậy khi kéo nếu tăng giảm lực quá nhanh có thể gây kích thích làm tăng co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ đặc biệt là trong căn bệnh đau cấp tính.
Làm giảm áp lực nội đĩa đệm: lực kéo giãn dọc theo chiều cột sống sẽ kích thích vào nhiều điểm khác nhau của đoạn cột sống làm các khoang đốt được giãn rộng và có thể cao thêm trung bình 1,1mm, làm áp lực nội đĩa đệm giảm, và dẫn đến hệ quả là:
+ Làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm, giúp nhân nhày và đĩa đệm căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm do đó làm giảm quá trình thoái hóa của đĩa đệm.
+ Có thể giúp thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị nếu khối thoát vị chưa bị xơ hóa.
Tuy nhiên cần chú ý nếu kéo với lực quá lớn, thời gian quá dài làm áp lực nội đĩa đệm giảm quá nhiều dẫn đến tăng thẩm thấu dich vào đĩa đệm có thể gây phù nề đĩa đệm làm đau tăng.
Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống: trong thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm do chiều cao khoang gian đốt giảm làm di lệch diện khớp đốt sống. Sự di lệch này tuy nhỏ nhưng nó sẽ thúc đẩy quá trính thoái hóa và kích thích gây đau tăng lên. Kéo giãn cột sống làm điều chỉnh di lệch, tăng tính linh hoạt của khớp đốt sống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.
Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống: do làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp, giảm thể tích khối thoát vị… từ đó làm giảm kích thích rễ và giảm đau.
1.2. Tác dụng điều trị:
Giảm đau: do làm giãn cơ, giảm áp lực nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi dưỡng đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
Tăng tầm vận động của đoạn cột sống bị hạn chế, khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống.
Tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.
Máy kéo giãn cổ cột sống cao cấp Hàn Quốc - Hãng DMC
1.3. Chỉ định và chống chỉ định.
Chỉ định:
Thoái hóa đốt sống chèn ép thần kinh gây đau lưng, đau thần kinh tọa, đau cổ vai cánh tay.
Thoát vị đĩa đệm vừa và nhẹ.
Sai khớp đốt sống nhẹ.
Đau lưng do các nguyên nhân khác.
Vẹo cột sống.
Viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn chưa dính khớp.
Chống chỉ định:
Có tổn thương và chèn ép tủy, bệnh ống tủy.
Lao cột sống, u ác tính, viêm tấy áp xe vùng lưng.
Bệnh loãng xương, tăng huyết áp.
Chấn thương cột sống có gãy xương biến dạng.
Viêm đa khớp dạng thấp.
Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt.
Hội chứng đuôi ngựa.
Thoái hóa cột sống, bệnh viêm cột sống dính khớp có các cầu xương nối các đốt sống.
1.4. Các tai biến và biến cố.
Đau tăng đột ngột ở vùng kéo: do giảm áp lực nội đĩa đệm một cách đột ngột, do các thành phần phần mềm (cơ, dây chằng) bị kéo căng đột ngột. Xử lý: dừng kéo, cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ đến khi hết đau.
Cảm giác choáng váng, rối loạn mạch do kích thích thần kinh thực vật dọc cột sống, đặc biệt là cột sống cổ. Thay đổi huyết áp do phản xạ.
Nếu kéo cột sống lưng cố định trên bằng cọc ép vào nách có thể làm chèn ép đám mạch thần kinh nách gây tê chi trên, thậm chí có thể gây liệt. Do đó, cách tốt nhất là cố định bằng đai vào hai bên bờ sườn.
Đau cấp đột ngột sau kéo: sau khi kéo cột sống thắt lưng mà đứng dậy ngay làm áp lực nội đĩa đệm bị tăng lên đột ngột làm đĩa đệm bị kẹt có thể gây đau và tê 2 chi dưới. Xử lý: cho bệnh nhân nằm trở lại bàn kéo và tiến hành kéo lại ở chế độ kéo liên tục với lực kéo bằng 2/3 lực kéo ban đầu, sau đó cứ 5 phút lại giảm lực kéo đi 4-5kg cho đến khi hết đau. Dự phòng đau cấp sau kéo bằng cách cho bệnh nhân nằm nghỉ tại chỗ bằng thời gian kéo.
Đau tăng vùng thắt lưng sau lần kéo đầu tiên: là do lực kéo hơi cao so với sức chịu đựng của bệnh nhân. Xử trí: ở các lần kéo sau cần giảm lực kéo.
Tuột đai cố định, đứt dây kéo...
2. PHƯƠNG THỨC KÉO VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
Có nhiều hình thức kéo khác nhau nhưng có thể chia chung thành hai hình thức “ liên tục” và “ngắt quãng”.
2.1. PHƯƠNG PHÁP KÉO GIÃN LIÊN TỤC
Trong quá trình kéo giãn liên tục, lực tác động lên vùng cột sống là liên tục và không thay đổi trong suốt quá trình điều trị. So với hình thức kéo giãn ngắt quãng, phương pháp này có tác dụng làm giãn cơ và giảm chén ép, dẫn đến tăng khoảng cách giữa các đốt sống. Do đó, theo Cyriax, phương pháp này chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1, lực kéo được xác định độ co; giai đoạn 2, tại nơi các cơ được giải phóng tạo ra khoảng cách giữa các khớp đốt sống và do đó tạo khoảng trống giữa các khớp. Trên thực tế, hình thức lũy tiến thường được sử dụng liên tục với lực bắt đầu và kết thúc ở mức thấp hơn.
2.2. PHƯƠNG PHÁP KÉO GIÃN NGẮT QUÃNG
Với hình thức kéo ngắt quãng (hay tuần hoàn) cường độ lực kéo sẽ tăng lên theo từng mức cho tới giá trị xác định trước. Quá trình này kéo dài trong một khoảng thời gian được cài đặt sẵn và giảm dần theo từng nấc. Phương pháp kéo ngắt quãng tác động lên vùng mô mềm, vùng có dòng chất dinh dưỡng và chất lỏng bảo gồm cả chất dị hóa chạy qua. Dựa vào sức kéo làm giãn cơ tích cực có thể chia làm 2 giai đoạn, cụ thể, trước tiên lực sẽ tác động lên cơ gây giãn cơ thụ động, sau đó ở giai đoạn hai, giảm từ từ lực kéo tác động lên cơ.
Theo Cyriax, đối với phương pháp kéo giãn ngắt quãng, giai đoạn một không được thực hiện trong khoảng thời gian kéo giãn các đốt sống, do đó, trong trường hợp không mong muốn, lực tăng hoặc giảm quá nhanh có thể là nguyên nhân chính dẫn tới co cơ.
2.3. KẾT LUẬN
Về cơ bản, phương pháp kéo giãn liên tục và giảm dần lực kéo được khuyến nghị sử dụng đối với các khớp xương cứng, trong khi chế độ kéo giãn ngắt quãng và các giai đoạn mang tính chu kỳ như giai đoạn thư giãn và thả lỏng, kích thích nhịp độ tập trung – phân tán, cho phép cải thiện, tăng chất dinh dưỡng cho các cơ và môi trường trong khớp.
Hiệu quả kéo giãn có thể thấy rõ ràng trên các nhóm cơ chủ vận, cơ đối vận và cân mạc, và việc kéo giãn cột sống với lực đủ lớn có thể kéo dài các nang, dây chằng, cân mạc và cơ, khoảng trống trong cột sống được tạo ra có thể đạt tới 2 – 3 mm, khoảng cách tăng rõ ràng giữa các hố của các khớp thành phần, tăng độ phân tán sức ép lên các cơ, bao dây chằng, phân bố đồng đều chất hoạt dịch, tăng kích thích phần sụn, chữa đau và viêm đơn giản gây ra bởi quá trình nén của mạch máu và đây thân kinh.
Viết bình luận